Vì sao Sir Alex không chọn học trò kế vị?

Phan Chấn Quang - 09:19 - 24/04/2020

Năm 1986, Sir Alex Ferguson đến tiếp quản Manchester United. Năm 1986, Ronaldo mới 1 tuổi, Messi chưa sinh ra, và Maradona vừa đưa Argentina đến chức vô địch World Cup 1986.

Hơn 20 năm cầm quyền tại nửa đỏ thành Manchester, những gì mà Sir Alex có được trong tay phải là 5 thế hệ cầu thủ. Rất nhiều HLV, trong đó có những nhân vật nhẵn mặt tại Premier League như Mark Hughes, Steve Bruce hay cả Bryan Robson. Sau này thì có Roy Keane, Ryan Giggs. Gần đây thì có thêm Ole Solskjaer. Nhưng điểm chung của tất cả những HLV được kể ra đó, họ đều không được Sir Alex lựa chọn cho vị trí HLV trưởng Manchester United. Những người được ông lựa chọn lần lượt là Pep Guardiola, David Moyes, và Mauricio Pochettino.

Kể cả khi Quỷ đỏ đang có những bước chuyển mình dưới thời Solskjaer, thì dự án Pochettino vẫn chưa thôi sự quyến rũ đối với người Manchester. Một lý do cho căn cứ này là vì Pochettino mới là người được Sir Alex “chọn mặt gửi lời vàng” cho vị trí thay thế Jose Mourinho vào tháng 12/2018. Lùi lại trước đó 4 năm, cánh paparazzi bí mật chụp được những hình ảnh Sir Alex đi ăn trưa với HLV Pochettino ở nhà hàng Mayfair, London. Không còn nghi ngờ gì nữa về biệt nhãn mà Sir Alex dành cho vị chiến lược gia người Argentina này. Và rõ ràng nó chẳng liên quan gì đến xuất xứ “học trò”.

>>> Xem chi tiết thông tin: Tỷ lệ kèo bóng đá tại Kèo Tốt <<<

Pochettino mới là người được Sir Alex “chọn mặt gửi lời vàng”

Pep Guardiola là một trường hợp khác. Pep thì cả thế giới thèm khát chứ không chỉ mỗi Sir Alex và M.U mới mong muốn có về. Và đương nhiên, Pep là học trò của Johan Cruyff, chứ chẳng phải học trò của Sir Alex. Một người khác, David Moyes lại càng chẳng liên quan gì đến Sir Alex. Moyes ở Everton 12 năm, xây dựng Everton thành đội bóng hàng khá tại Premier League. Và một ngày đẹp trời, được Sir Alex gọi đến nhà riêng thông báo vai trò kế vị.

Vì sao lại có điều đó? Về lý do khách quan mà nói thì các học trò của Sir Alex không được xuất sắc cho lắm, nên ông không chấm. Nếu so với thế hệ học trò của Johan Cruyff như Pep Guardiola, Ronal Koeman. Hay thậm chí là cả một “học trò mà không phải học trò” Jose Mourinho, thì có sự chênh lệch về đẳng cấp. Cụ thể khác biệt chính là vấn đề triết lý. Các học trò HLV của Sir Alex không có triết lý rõ ràng. Bên kia đều có triết lý Johan Cruyff làm đuốc dẫn đường. Nguyên do vì điểm mạnh của Sir Alex là chiến lược, quản trị nhân lực, quản lý dự án chứ không phải chiến thuật. Về lý do chủ quan thì có cả trách nhiệm của Sir Alex trong đó. Ông không đào tạo cụ thể một “đệ tử”, kể cả hai người trung thành với ông nhất là Ryan Giggs và Paul Scholes.

“Bụt chùa nhà không thiêng” có lẽ là miêu tả đúng nhất về hiện trạng kế thừa Sir Alex ở Manchester United./

>>> Xem chi tiết phân tích từ chuyên gia: Kèo nhà cái tại Kèo Tốt <<<

Theo Bongdaplush

Phan Chấn Quang

Bút danh: Phan Chấn Quang

Tham gia keotot.vip: 12/07/2006

Bút tính: Tên tôi là Phan Chấn Quang, sinh ngày 09/02/1986. Sở thích đọc sách, du lịch và thể thao. Đặc biệt, tôi có niềm đam mê mãnh liệt với trái bóng tròn. Với nhiều năm kinh nghiệm tại các tờ báo, tòa soạn, công ty truyền thông hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tôi đang là Founder và biên tập viên nội dung tin tức bóng đá trên trang keotot.vip

x
x